Các chuyên gia cũng nhận định, việc Thông tư 47 của Bộ TT&TT quy định hạn mức khuyến mại với dịch vụ thông tin di động mặt đất có hiệu lực thi hành cũng đặt ra “áp lực” cho các nhà mạng trong việc thiết kế ra các gói cước, chính sách khuyến mại hấp dẫn để “hút” thuê bao di động trả trước chuyển sang dùng trả sau.
Thông tư 47 của Bộ TT&TT quy định, tổng giá trị tối đa của dịch vụ, hàng hóa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động, hàng hóa viễn thông chuyên dùng, với mức khuyến mại tối đa 20% cho thuê bao trả trước và tối đa 50% cho thuê bao trả sau.
Quy định nêu trên được đánh giá là một trong những thay đổi đáng chú ý và khá căn bản trên thị trường viễn thông di động về chính sách khuyến mại giá cước. Bởi lâu nay, thuê bao trả trước thường được hưởng ưu đãi về khuyến mại nhiều hơn thuê bao trả sau. Đáng chú ý, một trong những đặc điểm của thuê bao trả trước là “chạy theo khuyến mại”, thậm chí nhiều người mua SIM trả trước với khuyến mại “khủng” sau khi dùng hết tài khoản lập tức vứt bỏ SIM này đi và tiếp tục chuyển sang SIM khuyến mại trả trước khác.
Theo đại diện Tổng công ty VinaPhone\, chính sách khuyến mại theo Thông tư 47 sẽ thúc đẩy phát triển thuê bao di động trả sau, hạn chế các cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Ngoài ra, quy định hạn mức khuyến mại này cũng bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông, bảo đảm an toàn, an ninh xã hội và quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ. Điều này cũng nằm trong xu hướng chung của một số nước phát triển trên thế giới từ nhiều năm nay.
Đại diện VinaPhone cũng chia sẻ với mong muốn khách hàng được sử dụng dịch vụ tiện ích và có lợi nhất, nhà mạng này sẽ thực hiện nghiêm các quy định mới về chính sách và ưu đãi. “Việc tối ưu các chương trình chăm sóc khách hàng và áp dụng nhiều hình thức khuyến mại đa dạng theo xu hướng chung của thế giới đã được VinaPhone áp dụng từ 2 năm nay nên việc giảm mức khuyến mại 20% không ảnh hưởng nhiều đến các thuê bao của VinaPhone”, đại diện VinaPhone cho hay.
Cụ thể, theo đại diện VinaPhone, dịp này nhà mạng đã triển khai thêm nhiều chương trình khuyến mại khác đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng như: chương trình nạp thẻ tặng ô tô, xe máy...; chương trình khuyến mại ngày vàng Data với ưu đãi lớn, tập trung vào data đang là xu hướng mà đại đa số khách hàng quan tâm. Ngoài ra, VinaPhone cũng là nhà mạng tiên phong triển khai hình thức khuyến mại tặng data khi nạp thẻ.
Hôm nay (21/3), News feed của người dùng Facebook tại Việt Nam tràn ngập hình ảnh Mark Zuckerberg, CEO Facebook với thông điệp đính kèm: "Hãy bình luận chữ: BFF. Nếu màu xanh thì Facebook của bạn đã được bảo vệ. Nếu màu đen Facebook của bạn đã bị ai đó theo dõi hoặc bị ai đó hack hãy đổi pass ngay".
Thực tế, từ khoá BFF chỉ là một trong nhiều từ khoá đặc biệt mà Facebook áp dụng. Đi kèm với màu sắc và font chữ thay đổi là những hiệu ứng đặc biệt khi bấm vào. Trước đây, trên Facebook xuất hiện một số từ khoá tương tự như "xoxo", "chúc mừng"...
![]() |
Tấm ảnh với thông tin giả mạo khiến nhiều người tin tưởng và thực hiện theo thực chất để tăng tương tác cho tài khoản. |
Từ khoá BFF viết tắt của "best friend forever", biểu thị cho một tình bạn vĩnh cửu. Hiệu ứng đi kèm chữ màu xanh này là hai bàn tay lồng vào nhau. Nhiều người đã lợi dụng hình ảnh đó "tưởng tượng" ra sự bảo vệ, sau đó kêu gọi mọi người bình luận.
Thực chất dù cho kết quả là BFF màu xanh thì tài khoản của người dùng cũng có thể gặp nguy cơ bảo mật bất cứ lúc nào. Trong khi đó, nếu ra màu đen thì đơn giản là tài khoản của bạn chưa được cập nhật tính năng cho phép tạo hiệu ứng chữ màu.
Đây không phải lần đầu cộng đồng người dùng Facebook Việt bị "dắt mũi" bởi những trò lạ mắt, lời khuyên, cảnh báo trên mạng xã hội này. Cách đây ít tháng, bức hình có nội dung cảnh báo mọi người tắt hết các thiết bị di động, điện tử vào khuya nay để tránh ảnh hưởng bởi tia vũ trụ cũng lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Để tăng độ xác tín cho thông tin trên, bức ảnh còn "trích dẫn" nhiều nguồn như Singapore TV, Google, NASA và BBC. Ngoài ra, nội dung bức ảnh còn đánh vào cảm xúc của người được nhận thông qua việc kêu gọi chia sẻ đến những người thân, quan trọng với mình.
Tin tức giả mạo vốn không phải là vấn đề mới trên Facebook tại Việt Nam, nhưng chúng vẫn tồn tại và thu hút hàng nghìn lượt like và chia sẻ từ những người cả tin và tham lam. Những trang tung tin giả nhằm tăng tương tác để hỗ trợ bán hàng online.
Trước khi có mạng xã hội, trò lừa bịp dựa vào tin giả mạo cũng đã xuất hiện vào thời kỳ đầu của ngành bưu chính viễn thông dưới dạng "hãy gửi bức thư này cho 100 người nếu không bạn sẽ chết". Động cơ của trò này được cho là nhằm tăng doanh thu cho các đơn vị chuyển phát.
Giờ đây, những tin tức giả mạo này được sử dụng bởi những người dùng nhẹ dạ cả tin hoặc người bán hàng trên Facebook nhằm tăng tương tác trong thời buổi giá quảng cáo Facebook ngày càng đắt đỏ.
Theo Zing
Làm thế nào để Facebook không thể theo dõi bạn, không thể biết bạn ở đâu, gặp gỡ ai và làm những gì?
" alt=""/>Dân mạng dính trò lừa bình luận 'BFF' để xác minh FacebookNgân hàng Trung ương Trung Quốc, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước này, đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một quy trình được đánh giá là tốt hơn có khả năng mở rộng quy mô các hệ thống blockchain.
Theo một tài liệu được công bố vào ngày 23/2 bởi Văn phòng Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (SIPO), đơn đăng ký lần đầu tiên được đệ trình vào ngày 28/9 năm ngoái và do Zhao Shuxiang phát minh.
Thông tin chi tiết từ hồ sơ này, thay vì cho phép một khối mới lưu trữ các giao dịch từ khối trước đó, một hệ thống nén dữ liệu có thể được sử dụng để đóng gói các giao dịch từ nhiều khối vào trong một thứ mà bằng sáng chế gọi là "khối dữ liệu".
Ví dụ, như hồ sơ của bằng sáng chế mô tả, một khi hệ thống nhận được yêu cầu nén các giao dịch từ khối 1 đến số 1000, một “khối dữ liệu” mới được hình thành và tạm thời lưu trữ trên một hệ thống lưu trữ khác. Hệ thống sau đó sẽ vận hành các dữ liệu được đóng gói thông qua một giá trị hàm băm.
Hơn nữa, hệ thống nén sẽ đánh dấu nhãn để xác định các khối trên blockchain, các khối dữ liệu mới vừa được hình thành và sự kiện nén. Mối quan hệ tương ứng giữa ba nhãn cũng được ghi lại trên blockchain.